Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Tu Định Niệm Hơi Thở

ngồi kiết già hoặc bán già, lưng thẳng, hai mắt nhìn xuống chót mũi, kế đó hít vào một hơi thở, chậm, nhẹ, dài. Khi nào hít vào hết thì thở ra cũng chậm, nhẹ và dài để tâm gom lại. Khi thở ra hết thì trở lại hơi thở bình thường, kèm theo pháp hướng tâm: "Tôi thở, tôi biết tôi đang thở" và theo dõi hơi thở.

Khi biết rõ hơi thở ra vào đều đều thì không cần phải nhắc câu "Tôi thở, tôi biết tôi đang thở" nữa, mà phải nhắc tâm mình bằng câu khác để xả tâm tham, sân, si trong khi đang thở. Cứ sau 5 hơi thở hoặc 10 hơi thở thì xả tâm bằng câu: "Quán ly tham, tôi biết tôi đang thở", rồi thở 5 hơi thở.

Sau khi xả tâm tham đó lại nhắc tâm xả tâm sân bằng câu: "Quán ly sân, tôi biết tôi đang thở". Rồi thở tiếp 5 hơi thở, và nhắc tâm xả tâm si bằng câu: "Quán ly si, tôi biết tôi đang thở". Cứ tiếp tục 5 hoặc 10 hơi thở thì một lần hướng tâm: "Quán đoạn dứt tâm tham, tôi biết tôi đang thở".

"Quán đoạn dứt tâm sân, tôi biết tôi đang thở". "Quán đoạn dứt tâm si, tôi biết tôi đang thở". Tiếp tục như thế, cứ cách 5 hơi thở thì một lần hướng tâm (mục đích là đừng để cho một niệm khác tự động xen vào trong khi ta đang theo dõi hơi thở).

Tu tập Định Niệm hơi thở như vậy độ 10 phút thì xả nghỉ 10 phút. Nếu có sức ngồi tu tập bền lâu thì cũng chỉ nên tu tập đủ 30 phút thì xả nghỉ. Suốt ngày đêm cứ tu tập trong từng hành động, trong công việc làm hay lúc đi kinh hành.

Luôn luôn tu tập Định Niệm Hơi Thở kèm theo pháp hướng để xả tâm. Tu Định Niệm Hơi Thở, từ đề mục thứ nhất cho tới đề mục thứ 19, nếu vào định thật sự rồi, tức là vào chỗ tâm thanh thản, an lạc và vô sự (chân lí thứ ba của đạo Phật trong Tứ Diệu Đế) thì cũng là chứng ngộ luôn (khi đạt được đề mục thứ 19).

Cái khuyết ở trường hợp này là người tu dễ chìm trong si định, cái định si mê, ham ngủ, lười biếng. Nếu người thầy khéo gỡ mối, đưa họ qua khỏi trạng thái si mê này thì họ chứng đạo.